Thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam – “miếng bánh béo bở”

Việc sử dụng thương mại điện tử trên khắp thế giới đã tăng tốc trong những năm gần đây. Tại Việt Nam với hàng loạt các trang thương mại điện tử mọc lên như nấm sau mưa. Và cả các nền tảng mạng xã hội cũng được sử dụng triệt để cho việc giao dịch mua, bán. Người tiêu dùng dần thay đổi văn hóa tiêu dùng, và họ dần quen với việc mua hàng trực tuyến, điều này thúc đẩy xu hướng thuê ngoài dịch vụ trong phân khúc giao hàng tận nơi, kho bãi và đóng gói, … ngày càng tăng.

Theo Digital 2022 global overview report khảo sát người sử dụng Internet có độ tuổi từ 16-64 tuổi thì, Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng Internet mua sắm hàng hóa là 58,2%, đứng thứ 11 trên thế giới. Với thời gian trung bình truy cập Internet là 6 giờ 38 phút.

Thương mại Điện tử Việt Nam so với khu vực Đông Nam Á

Theo số liệu từ  Facebook và Bain & Company trong báo cáo “Đông Nam Á, ngôi nhà cho sự chuyển đổi kỹ thuật số” thì, Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến là 49% chỉ sau Singapore. Báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2021” của Google, Temasek và Bain & Company cho biết doanh thu Thương mại Điện tử khu vực Đông Nam Á năm 2021 là 120 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 13 tỷ USD. Dự báo rằng trong năm 2025 Thương mại Điện tử Đông Nam Á là 234 tỷ USD và Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 39 tỷ USD chỉ đứng sau Indonesia. Doanh thu vận tải và thực phẩm ở Đông Nam Á là 18 tỷ USD, trong đó Việt Nam là 2,4 tỷ chỉ đứng sau Indonesia.

Thương mại Điện tử B2C Việt Nam

Dưới đây là doanh thu Thương mại Điện tử B2C Việt Nam bao gồm doanh thu tất cả hàng hóa, dịch vụ bán qua kênh Thương mại Điện tử (loại trừ các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, trò chơi trực tuyến). Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến năm 2021 là 54,6 triệu người cao hơn 5,3 triệu người so với năm 2020 và dự báo tiếp tục tăng trong năm tiếp theo vào khoảng 57-60 triệu người. Tỷ trọng doanh thu Thương mại Điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước là 7% cao hơn năm ngoái 1,5% và dự báo sẽ tăng 0,2-0,8% vào năm tới. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet năm 2021 73% cao hơn 3% so với năm ngoái, dự báo sẽ tăng 5% vào năm sau. Mục đích sử dụng internet cho mua sắm trực tuyến là 59% đứng thứ 3 trong xếp hạng mục đích sử dụng. Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến chiếm 74,8%, trong đó, tỷ lệ người dùng để tìm kiếm thông tin mua hàng cao gấp 2,14 lần tỷ lệ hỏi trực tiếp bạn bè, người thân.  Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng website Thương mại Điện tử để mua hàng chiếm 78%.

Người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất 2 tiêu chí uy tín của website, ứng dụng Thương mại Điện tử 74% và giao hàng nhanh và linh hoạt theo lịch đặt của khách hàng 57%. Thì một tiêu chí người tiêu dùng cũng quan tâm cao là theo dõi đơn hàng dễ dàng chiếm 42%. Ngoài chất lượng hàng hóa và tính bảo mật thì người tiêu dùng còn lo ngại việc chi phí vận chuyển cao và chất lượng dịch vụ vận chuyển và giao nhận kém.

Doanh nghiệp ứng dụng Thương mại Điện tử

Theo số liệu khảo sát điền phiếu trực tiếp của 6.219 doanh nghiệp về việc ứng dụng Thương mại Điện tử trong doanh nghiệp thì tỷ lệ doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi chiếm 11%. Có 59% doanh nghiệp sử dụng phương thức vận chuyển là thuê dịch vụ bên thứ 3. Tỷ lệ của chi phí hoàn tất đơn hàng và giao hàng chặng cuối so với doanh thu từ hoạt động Thương mại Điện tử của doanh nghiệp dưới 10% chiếm 45% tỷ lệ doanh nghiệp.

E-Commerce bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của E-Logistics

Những con số biết nói cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tiềm năng thị trường ngành Thương mại Điện tử Việt Nam trong năm 2021 và những dự báo tăng trưởng mạnh trong năm 2022.  Như đã nói ở trên, nhờ vào nền tảng kỹ thuật số, mọi người đã thay đổi thói quen mua, bán. Họ đã và đang có xu hướng sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà thay vì mua trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ. Điều này tạo cơ hội cho e-logistics và chuyển phát nhanh.

Mỗi khách hàng mua một số lượng nhỏ sản phẩm nhưng lại mong đợi giao hàng nhanh chóng, an toàn và linh hoạt. Những thách thức từ khách hàng này làm nảy sinh những thách thức mới cho các shipper và các công ty chuyển phát nhanh. Do đó, các hoạt động phân phối, và giao hàng chặng cuối (LMD – Last Mile Delivery) đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh quan trọng cho các nhà kinh doanh thương mại điện tử.

Bên cạnh thách thức thì sự gia tăng trong LMD của các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng cũng giúp giảm lượng xe chuyển động và số lượng phương tiện. Do đó, cung cấp cho các nhà bán lẻ và bên vận chuyển một tuyến đường tốt hơn dẫn đến chi phí giao hàng giảm cho người mua trực tuyến.

Tóm lại, LMD hiệu quả khuyến khích sự gia tăng trong thương mại điện tử, đặc biệt là B2C, và sau đó ảnh hưởng đến buôn bán hàng tiêu dùng trong một quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn trở ngại trong việc mở rộng thị trường khi chi phí vận hành cao và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được sự phát triển. Để tìm hiểu thêm về giải pháp cho giao hàng chặng cuối hãy tiếp tục theo dõi để biết thông tin hấp dẫn nhé!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button